Ưu nhược điểm phèn nhôm, phèn sắt và hóa chất PAC
1. ƯU NHƯỢC CỦA PHÈN NHÔM SUNFAT:
Ưu điểm của phèn nhôm sunfat :
+ Công thức phèn nhôm: Al2(SO4)3.18H2O
+ Ít độc rẻ và luôn sẵn có, phèn nhôm việt nam Al2O3>14%, phèn nhôm indo Al2O3>17%
+ Khi sử dụng phèn nhôm thì đơn giản hơn là phèn sắt và PAC, Kiểm soát khá dễ, rộng rãi.
Nhược điểm của nhôm sulphat:
+ Làm thay đổi độ pH vì phèn nhôm là pH giảm, muốn điều chỉnh phải dùng NaOH khiến chi phí sản xuất tăng.
+ Không triệt để dẫn đến phải dùng chất trợ lắng PAM hoặc chất trợ keo tụ Polymer anion (Polymer cation).
2. ƯU NHƯỢC CỦA PHÈN SẮT:
Công thức: Fe2(SO4)3.nH2O hoặc FeCl3.nH2O (n = 1 – 6)
Ưu điểm của phèn sắt sunfat và sắt clorua:
+ Liều lượng của phèn sắt III khi dùng để kết tủa 1 lượng chất lơ lửng ít hơn dùng phèn nhôm. Thực tế chỉ cần dùng 1/3-1/2 phèn sắt để thay thế phèn nhôm sunfat (nhôm sulphat).
+ Khi nhiệt độ thay đổi và độ pH biên rộng thì phèn sắt gần như không bị ảnh hưởng.
Nhược điểm của phèn sắt:
+ Do đường ống thường làm bằng các kim loại mạnh hơn sắt nên phèn sắt thường ăn mòn đường ống hơn phèn nhôm.
3. POLY ALUMINIUM CHLORIDE: PAC VIỆT NAM, PAC TRUNG QUỐC
Hóa chất PAC hay còn có các tên gọi như: phèn PAC, PAC 30%, PAC vàng, PAC trắng… có hiệu quả rất mạnh hơn cả phèn nhôm sunfat và phèn sắt III:
+ Hiệu quả làm keo tụ và lắng trong > 4-5 lần. so với các loại phèn vô cơ
+ Dễ tan trong nước và tan nhanh hơn nhiều so với các loại phèn vô cơ.
+ Làm biến động độ pH của nước ít.
+ Thời gian tác động nhanh.
+ Dùng ít chất trợ lắng, chất trợ keo tụ hoặc không cần dùng
+ Thiết bị cũng ít phức tạp và thao tác đơn giản hơn.
Cách Sử Dụng hóa chất PAC:
– Pha PAC từ 30% ra dung dịch 5 – 10% và châm qua hệ thống bơm định lượng để xử lý nước.
– Đối với 1 mét khối nước mặt như sông, ao:
+ Với độ đục thấp: 1 – 4g PAC
+ Độ đục trung bình: 5 – 7g PAC
+ Độ đục cao: 7 – 10g PAC
– Đối với nước thải ở các nhà máy (nhà máy giấy, dệt, nhuộm, giết mổ gia súc…) khoảng từ 20 – 200g/m3 phụ thuộc và lượng chất lơ lửng và tính chất nước thải.
– Đối với 1 mét khối nước mặt như sông, ao:
+ Với độ đục thấp: 1 – 4g PAC
+ Độ đục trung bình: 5 – 7g PAC
+ Độ đục cao: 7 – 10g PAC
– Đối với nước thải ở các nhà máy (nhà máy giấy, dệt, nhuộm, giết mổ gia súc…) khoảng từ 20 – 200g/m3 phụ thuộc và lượng chất lơ lửng và tính chất nước thải.
Hóa chất PAC được sử dụng trong:
– Xử lý nước sinh hoạt và uống, dùng hóa chất PAC để lắng trực tiếp nước mặt như ao hồ sông…
– Xử lý nước cấp cho công nghiệp: nước cấp cho các nhà máy, nước cho các bể bơi, hồ bơi, nước sản xuất…
– Xử lý nước thải, nước rửa,… Đặc biệt, Xử lý nước thải trong các nhà máy công nghiệp chứa cặn lơ lửng …
– Xử lý nước trong nuôi trồng bằng cách pha ra dung dịch 10-20% và châm vào nước.
– Nước thải ở các nhà máy: nhà máy giấy, dệt, nhuộm từ 20-200g/m3 hóa chất PAC tphụ thuộc và lượng chất lơ lửng và tính chất nước thải.
Trên đây là ưu nhược điểm của phèn nhôm, phèn sắt, hóa chất PAC. Mong bạn đọc đóng góp thêm ý kiến ở mục bình luật để được hoàn chỉnh hơn.
0 nhận xét: