Do đặc thù công việc nhiều người là các cán bộ nghiên cứu, nhân viên làm việc trong các phòng thí nghiệm, phòng xét nghiệm, nhân viên tại các địa điểm bán lẻ hóa chất hay công nhân đang tham gia sản xuất trong các công ty hóa chất phải thường xuyên tiếp xúc hay làm việc với hóa chất công nghiệp, trong đó có cả các loại độc hại và nguy hiểm. Vì vậy, biết cách xử lý và tuân thủ theo 10 nguyên tắc an toàn sau của hóa chất công nghiệp Sao Mai sẽ giúp bạn tránh được những tình huống xảy ra ngoài ý muốn.
Làm việc với hóa chất công nghiệp
Nên ghi nhớ 10 nguyên tắc an toàn khi sử dụng hóa chất?
Làm việc với hóa chất công nghiệp dù là trực tiếp hay gián tiếp đều khó tránh khỏi các trường hợp bị nhiễm độc mạn tính. Tức là nhiễm độc sẽ xảy ra từ từ, mỗi ngày một ít, nhưng rồi đến một lúc nào đó, lượng chất độc tích tụ vượt quá khả năng tự đào thải của cơ thể, sẽ sinh bệnh có thể dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp, chức năng gan, viêm và thoái hóa da, thậm chí ung thư… và một số sản phẩm hóa chất dễ cháy như cồn công nghiệp, cồn dược phẩm,…
Một trường hợp nhiễm độc khác sẽ xảy ra tức thời do bị chất độc hại bắn vào da, vào mặt, vào mắt hoặc do những rủi ro hay tai nạn trong khi làm việc. Để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc không đáng có, khi làm việc mọi động tác như cân, đong, nghiền trộn, đóng gói, làm thí nghiệm, xét nghiệm… bạn tuyệt đối không để hóa chất bắn vào người hoặc quần áo, cần thận trọng và tuân thủ tuyệt đối theo những nguyên tắc nhất định.
Dưới đây là 10 lưu ý quan trọng nhất mà bạn nên ghi nhớ. Các nguyên tắc sẽ được trình bày không theo một thứ tự đặc biệt nào bởi tất cả đều phải được ưu tiên. Bên cạnh đó, cũng sẽ có những quy tắc khác được bạn bổ sung vào cho phù hợp với tính chất nơi làm việc của bạn để mọi người có thể dễ dàng ghi nhớ và làm theo.
10 NGUYÊN TẮC AN TOÀN TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC QUÊN KHI LÀM VIỆC VỚI HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP
Dưới đây là 10 nguyên tắc cơ bản nhưng rất quan trọng dành cho bạn khi làm việc với hóa chất công nghiệp.
- Luôn luôn mặc đồ bảo hộ và kiểm tra chúng cẩn thận để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng. Thay bỏ những bộ đồ bảo hộ đã bị hỏng, rách vì chúng sẻ không đáp ứng được khả năng bảo vệ cho bạn.
- Tuân theo tất cả các thủ tục đã ban hành và thực hiện nhiệm vụ công việc như bạn đã được đào tạo.
- Tìm hiểu về các thủ tục và thiết bị khẩn cấp. Sự hiểu biết các thủ tục khẩn cấp có nghĩa là biết cách sơ tán, biết cách báo cáo khẩn cấp và cách để đối phó với hỏa hạn và sự cố rỏ rỉ. cũng có nghĩa là biết cách sơ cấp cứu khi đồng nghiệp bị thương trong các sự cố.
- Hãy thận trọng và lên kế hoạch trước. Hãy suy nghĩ về những tình huống xấu có thể xảy ra và chú ý tới những gì bạn đang làm trong quá trình làm việc.
- Lưu trữ tất cả nguyên vật liệu một cách thích hợp, tách riêng những vật liệu dễ kết hợp với nhau gây cháy nổ, và lưu trữ trong khu vực khô, thông thoáng, mát mẻ.
- Đọc kỹ nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn của vật liệu (MSDS) trước khi sử dụng bất cứ vật liệu nào để chắc chắn rằng bạn hiểu biết về các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa.
- Đảm bảo mọi thùng chứa đã được dán nhãn và hóa chất được chứa trong thùng thích hợp. Đừng sử dụng bất kỳ hóa chất không được chứa đựng hay dán nhãn thích hợp. Báo cáo ngay với người quản lý về các thùng chứa bị hỏng hay nhãn trên thùng không đọc được.
- Giữ gìn cơ thể và nơi làm việc sạch sẽ. Sau khi tiếp xúc với bất kỳ hóa chất nào, hãy rửa với xà phòng và nước. Lau chùi bề mặt nơi làm việc ít nhất một lần trong ca làm việc để nguy cơ ô nhiễm được giảm thiểu.
- Chỉ sử dụng vật liệu đúng mục đích của nó. Ví dụ sử dụng dung môi để rửa tay hay xăng để lau chùi thiết bị.
- Không được ăn uống khi đang làm việc với hóa chất và nếu tay của bạn bị dính hóa chất không nên sử dụng mỹ phẩm hay rờ kính áp tròng.
0 nhận xét: